Nghệ Thuật Sắp Đặt Ánh Sáng

Mọi người đều biết cảm quan ánh sáng tác động tới tâm lí người sử dụng như thế nào – nhưng không biết bắt đầu tư đâu. ArcHomes xin chia sẻ về  khả năng tạo ra và sau đó thay đổi môi trường bằng ánh sáng phù hợp với không gian và mức đầu tư, tạo những cải thiện nhỏ tăng cảm hứng, thú vị, sáng tạo… trong thiết kế nội thất

Ánh sáng phù hợp công năng sử dụng (Minh Họa)

Vấn đề được đặt ra đối với nhu cầu trong sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất: Nhu cầu chiếu sáng?  Hướng của ánh sáng là gì? Ngưởi sử dụng có thoải mái về thị giác không? ArcHomes xin chia sẽ và trả lời từng vấn đề./

●      Nhu câù chiếu sáng trong thiết kế

Ánh sáng trong căn hộ, nhà ở, biệt thự, chung cư được chia ra 2 nguồn sáng: ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo. Hai nguồn sáng cần được bố trí, kết hợp hài hòa sắp đặt không gian phù hợp

1) Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên tạo sự hài hòa biến đổi từng thời điểm trong ngày. Ánh sáng tự nhiên là sự giao thoa giữa không gian bên trong và bên ngoài tác động tới không gian nội thất nhà ở

Ánh sáng tự nhiên tận dụng tối đa mục đích sử dụng (Minh Họa)

Ánh sáng tự nhiên một trong yếu tố quyết định đến sắp đặt công năng, lựa chọn vật liệu phù hợp tới nguồn sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên với nguồn sáng thay đổi qua từng cung thời gian từng ngày. Màu sơn, vật liệu, kim loại được thể hiện qua ánh sáng tự nhiên được thay đổi liên tục

Không gian được sử dụng ánh sáng tự nhiên so với nhân tạo chắc chắn có sự khác biệt rất lớn ảnh hưởng nhiều mặt tới gia chủ. Phòng ngủ sử dụng nhiều ánh sáng tự nhiên bao giờ gia chủ có cảm giác khô ráo, ấm cúng nhiều năng lượng hơn so với phòng ngủ chỉ sử dụng ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác cho gia chủ tạo không khí trong lành, tươi mát, dễ chịu hơn so với ánh sáng nhân tạo

Lựa chọn vật liệu phù hợp nguồn sáng tự nhiên (Minh Họa)

2) Ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng nhân tạo được định nghĩa là ánh sáng do con người tạo ra được sử dụng năng lượng điện, đèn cầy, dầu hỏa…. Ánh sáng nhân tạo với ưu điểm cho phép điều chỉnh nguồn sáng, cường độ, hướng sáng

Ánh sáng nhân tạo tạo điểm nhấn cho thiết kế (Minh Họa)

Ánh sáng nhân tạo tạo điểm nhấn nâng cao giá trị về mặt trực quan. Các thiết bị chiếu sáng tạo cảm giác an toàn, ấm cùng, nổi bật cá tính cho gia chủ. Ánh sáng nhân tạo giúp tạo hiệu ứng về không gian, chiếu sáng và trang trí, định hình phong cách thiết kế, tâm lý riêng biệt

Bố trí đèn chùm tăng tính hiện đại, sang trọng cho không gian phòng khách tạo điểm nhấn tầm mắt cao cho không gian. Sử dụng hệ thống đèn chùm phù hợp với phong cách chủ đạo không gian. Phong cách hiện đại sử dụng đèn chùm với vật liệu kim loại ánh vàng, pha lê, thủy tinh. Phong cách bắc âu sử dụng hệ thống đèn thả mộc mạc chất liệu tự nhiên như mây, trẻ đan, mây rừng. Phong cách tân cổ điển sử dụng đèn thả nhiều tầng, nhiều lớp

Ánh sáng nhân tạo tạo điểm nhấn cho thiết kế (Minh Họa)

Không gian phòng ngủ sử dụng hệ thống đèn led ray âm trần phù hợp với không gian nhỏ phù hợp với xu hướng thiết kế hiện đại đang phổ biến trên thế giới, hệ thống điều hòa âm trần

Không gian sử dụng loại đèn phù hợp (minh họa)

Không gian phòng ngủ sử dụng hệ thống đèn led cảm biến tại đồ nội thất rời, tủ kệ trang trí thông minh thích hợp sử dụng của gia chủ khi sử dụng vừa tiện lợi lại trang trọng, trẻ trung

Không gian sử dụng loại đèn phù hợp (minh họa)

Không gian bếp sử dụng hệ thống đèn thả trang trí cách điệu dạng chùm hoặc nhóm đèn cách điệu tạo không gian lãng mạn, trang nhã, trẻ trung

●      Hướng ánh sáng trong thiết kế nội thất

Hướng ánh sáng được chia theo khu vực như ánh sáng điểm và ánh sáng nhấn

1. Ánh sáng điểm

Ánh sáng điểm đóng vai trò quyết định trong cách định hình thẩm mỹ, tạo điểm nhấn cho không gian thông qua hệ thống đèn bàn, đèn treo tường, đèn sàn… với nhiều mẫu mã đa dạng. Ánh sáng điểm trong thiết kế nội thất tạo điểm nhấn cho không gian nhà ở

Ánh sáng điểm quyết định hướng ánh sáng trong thiết kế (minh họa)

Đèn spotlight, đèn trần hay đèn bàn là các loại thiết bị chiếu sáng được sử dụng nhiều nhất cho không gian. Qúy khách hàng có thể tìm hiểu và nghiên cứu thêm như hệ thống đèn hắt, đèn ống bơ có trên thị trường

2. Ánh sáng nhấn

Ánh sáng nhấn là loại ánh sáng  cố định, xuyên suốt, điểm xuyến và cân bằng ánh sáng giữa các không gian sáng và tối. Ánh sáng nhân tôn vinh thiết kế, thể hiện nét riêng cho từng phong cách thiết kế và cá tính khách hàng

Ánh sáng nhấn tôn vinh thiết kế hiện đại (minh họa)

Ánh sáng nhấn được sử dụng nhiều nhất các loại đèn gắn tường, đèn sân vườn và đèn uốn trang trí hay sử dụng các loại đèn đèn trần, đèn thả phù hợp các phong cách khác nhau trong thiết kế nội thất căn hộ

●      Thị Giác Trong Thiết Kế Nội Thất

Không gian được cho là đẹp thể hiện qua điểm nhấn trên nền thiết kế hài hòa. Nên vấn đề thị giác tuân theo nguyên lí cơ bản quan hệ giữa hình và nền

1. Cân Giác

Khi thiết kế được thể qua hình ảnh, một mặt phẳng ta nên chú ý đến hình thể ở đâu và như thế nào, đồng thời thể hiện mối tương quan giữa hình và nền như nào là phù hợp. Vị trí hình thể khác nhau cho một thiết kế khác nhau

Dạng thức cơ bản của bố cục đối xứng (minh họa)

Với các hình khối vuông, chữ nhật, đa giác tâm của nó luôn là điểm tụ mạnh nhất; tập trung nhất là điểm nhấn. Và trong các hình có trục đứng; ví dụ như hình chữ nhật; ta hay đặt các hình thể nặng; hình thể lớn nằm ở phía trên của trường nhìn. Bởi đặt như vậy sẽ tạo được cảm giác bất ngờ, thu hút. Tương tự với các đường xiên; các hình ở phần đường xiên bên phải sẽ cho ta cảm giác nặng hơn ở phần đường xiên bên trái.

2. Yếu tố chính – phụ

Một thử nghiệm nhỏ khi  bố trí hai hình tròn bằng nhau trên cùng một mặt phẳng. Lúc đó, mắt ta sẽ đảo qua đảo lại; không còn đứng yên một chỗ. Nguyên nhân là mắt ta không biết điểm dừng ở đâu; hai hình tròn đều có sự nổi bật như nhau do không có điểm nhìn rõ rệt

Cân bằng thị giác nhấn mạnh sắc độ tạo cân bằng (minh họa)

3. Sắc độ

Độ nhấn trong sắc độ (đậm, nhạt, sáng, tối) có liên quan chặt chẽ với tương quan Hình – Nền, Chính – Phụ do sự phối hợp về yếu tố màu sắc và không gian. Tùy vào mỗi bố cục, không gian mà ta có sự điều chỉnh để làm nổi bật yếu tố chính.

4. Các định luật thị giác

– Định luật về sự gần.

– Định luật của sự đồng đều.

– Định luật hẹp và rộng.

– Định luật của sự khép kín.

– Định luật của kinh nghiệm.

– Định luật của sự nhấn

– Định luật của sự chuyển đổi.

– Định luật của cân đối.

– Định luật của tương phản.

Các thiết kế nội thất cần tuân thủ chặt chẽ theo các định luật thị giác tăng sự chặt chẽ trong bố cục, màu sắc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *