Cách để tiến hành thi công tấm nhựa ốp trần đúng quy trình cần lưu ý

Xu hướng sử dụng tấm nhựa ốp trần ngày nay đang phổ biến bởi lẽ nó giúp khách hàng thấy được sự thẩm mỹ cao hơn, đa dạng phong cách và thuận tiện hơn trong thi công lẫn sử dụng hơn so với việc thi công trần theo phong cách cũ là trần thạch cao hay trần nhôm. Ngoài ra, các chủ đầu tư ngày nay cũng ưu tiên cho khách hàng lựa chọn trần nhựa bởi mẫu mã và chủng loại cùng giá cả hợp lý để thi công nhiều công trình.

Có nhiều loại trần nhựa nên trong bài viết này Archomes sẽ giúp bạn biết cách tiến hành thi công tấm nhựa ốp trần sau cho đúng quy trình của từng loại nhé!

Một số loại trần nhựa:

Thị trường trần nhựa có rất nhiều chủng loại và mẫu mã khác nhau nhưng nhìn chung về cơ bản thì chúng được chia làm nhiều loại:

Thứ 1: Trần phẳng

Trần phẳng là loại trần khi thi công có bề mặt bằng phẳng với khung xương bằng nhôm đã được ẩn bên trong. Với loại trần này người ta thường không trang trí và các thi công cũng như hoàn thiện khá đơn giản.

Trần nhựa phẳng

Đặc điểm của loại trần này: Thường có quá trình thi công khá đơn giản, lắp đặt nhanh chóng và hầu như không có nhiều kiểu dáng và mẫu mã. Tuy nhiên với mẫu trần này thường mang lại cho không gian căn phòng rộng rãi và thoáng đãng, rất phù hợp với những nơi có diện tích rộng như các khu căn hộ trong các chung cư.

Thứ 2: Trần giật cấp

Tương đối phức tạp hơn trần phẳng, với loại trần giật cấp này thường có nhiều kiểu dáng và được tạo ra bằng các khối hình khác nhau. Trần cấp giật thường chia làm các cấp khác nhau nhằm giúp người thi công có thể dễ dàng thiết kế theo nhu cầu chủ đầu tư.

Trần nhựa giật cấp

Đặc điểm: Với loại trần giật cấp này thường đòi hỏi tính thẩm mỹ cao nên đòi hỏi trình độ tay nghề cao và thi công khó khăn hơn, phức tạp hơn. Ngoài ra, với loại trần này thường rất đa dạng mẫu mã và hình dạng nên thích hợp với nhiều không gian kiến trúc khác nhau, tuy nhiên chính vì lí do này nên chi phí lắp đặt của loại trần này thường cao hơn và nếu hư hỏng thì thường sẽ tốn nhiều chi phí hơn vì có thể tháo dỡ và thay gần như toàn bộ.

Thứ 3: Trần thả

Là loại trần có toàn bộ kết cấu khung xương nổi ra ngoài và phần khung này sẽ đỡ tấm trần.

Đặc điểm: Với loại trần này thì quá trình thi công diễn ra nhanh gọn và khá đơn giản, đồng thời gian thi công cũng tương đối rẻ so với các loại khác và nó có thể dễ dàng cài đặt nhiều thiết bị và kể cả đèn và cũng che giấu được đường dây và các đường ống rất tốt. Tuy nhiên, với loại trần này thường khó làm cho không gian đẹp hơn và phải bảo vệ, vệ sinh thường xuyên mới làm cho trần bền và sạch sẽ được.

Các bước để thi công tấm ốp nhựa trần chính xác:

Bước 1: Cần xác định kích thước và độ cao trần

Để bắt tay vào thi công ốp trần cần phải biết được độ cao trần như thế nào để tính toán kích thước và chi phí cho chính xác. Do vậy, trước tiên cần phải đánh dấu các vị trí để xác định được các thanh viền tường thông thường nên vách số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Tiến hành cố định thanh viền cho tường

Bước tiếp theo là cố định các thanh viền tường, tùy vào các loại vách mà tiến hành sử dụng khoan hay búa đóng đinh để cố định thanh viền tường với các vách hoặc tường theo độ cao đã được đo và nhớ bắn vít hay đóng định khoảng cách không vượt quá 300mm nhé.

Bước 3: Tiến hành phân chia ôn cho trần

Để rõ ràng và chỉn chu trong thi công thì người ta sẽ tiến hành phân chia khung trần sẽ một khoảng cách nhất định bằng thanh phụ của khung trần có sẵn. Từ đó, dùng khoan bê tông để khoan trực tiếp với sàn bằng những tia thép pát 2 lỗ và cắt tia dây bằng các chiều dài phù hợp với chiều dài của trần nhà. Cuối cùng là gắn tender vào các tai dây sau đó gắn lên các pát 2 lỗ và treo lên sàn bê tông.

Bước 4: Định vị và xác định điểm treo

Thường người ta sẽ treo thanh chính vào khoảng <= 1200mm, khoảng cách từ vị trí vách tới vị trí móc thành chính đầu là <=610mm. 

Bước 5: Lắp đặt các khung thanh chính và khung thanh phụ

Thường thanh chính và thanh phụ được liên kết với nhau qua cách gắn đầu ngầm với thanh này và thanh kia, khoảng cách của 2 thanh chính sẽ nhỏ hơn có thể bằng 1220mm. Còn phần thanh phụ thường được lắp vào các lỗ mẫu trên thanh chính qua đầu ngầm trên 2 thanh và khoảng cách giữa 2 thanh phụ thường nhỏ hoặc hoặc bằng 610mm

Bước 6: Tiến hành cân chỉnh khung

Sau khi định vị các vị trí ổn thỏa hết rồi sẽ tiến hành lắp đặt và điều chỉnh cho khung ngay ngắn và đúng vị trí để tránh bị lệch khung.

Bước 7: Tiến hành lắp đặt tấm trần lên khung

Cần lắp các tấm trang trí hoặc các dây sợi khoáng lên dàn khung trước để dễ dàng điều chỉnh. Cần dùng các kẹp giữ để cho tấm trần nhẹ hơn.

Tấm ốp trần nhựa ngoài trời bền bỉ với thời gian

Với các kiến thức về “Thi công tấm nhựa ốp trần” mà Archome hỗ trợ bên trên hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để tiến hành xây dựng thuận tiện hơn. Nếu bạn cần một đơn vị tư vấn thi công chuyên nghiệp thì có thể liên hệ ngay Archomes nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *