Các bước để thực hiện thi công tấm ốp nhựa cho tường đạt chuẩn

Hiện nay việc thi công ốp tường trong thi công ngày một phổ biến hơn bởi lẽ người ta hứng thú với việc trang hoàng nhà cửa mà việc thi công ốp tường đang được nhiều người để mắt tới. Trên thị trường thi công ốp tường ngày nay có nhiều loại vật liệu để ốp tường nhưng phải kể đến đó là thi công tấm ốp nhựa là được ưa chuộng nhất bớt sự tiện dụng và giá thành của nó mang lại tương đối phù hợp với túi tiền người dân.

Vậy để làm sao thi công tấm ốp nhựa cho tường đúng cách nhằm đảm bảo chất lượng công trình và thẩm mỹ cho công trình thì bài viết này của Archomes sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề đó!

   1. Mục đích sử dụng

Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta thường tiến hành thiết kế thi công tấm ốp nhựa theo hai cách là ốp ngang và ốp dọc. 

Đối với các căn phòng thấp, nhỏ thì người thi công thường sử dụng các ốp dọc thanh nhựa để tạo cho căn phòng cao ráo, thoáng mát hơn. Còn đối với các khu vực căn phòng cao thì bạn nên lựa chọn các ốp ngang nhằm làm cho căn phòng trông nhỏ gọn và ấp áp hơn cho căn phòng.

Sử dụng gỗ nhựa trong trang trí nội thất

   2. Các ứng dụng khi dùng thi công tấm ốp nhựa

Dùng ốp tường:

Ngày nay người ta thường sử dụng thi công tấm ốp nhựa làm cho nhiều dự án công trình khác nhau bởi nó là chất liệu tốt, màu sắc thu hút và phù hợp với túi tiền. Ngoài ra, khi sử dụng tấm ốp nhựa để ốp tường người ta còn thấy được sự sang trọng cho căn phòng và tránh được ẩm ốc, chống thấm nước… để đảm bảo cho sức khỏe con người.

Tấm gỗ nhựa ốp tường vừa tạo sự sang trọng cho căn phòng, vừa tránh ẩm mốc

Tạo vách ngăn cho căn phòng:

Để thiết kế nhà không tốn diện tích ngày nay người ta thường sử dụng tấm ốp nhựa để làm vách ngăn cho các căn phòng để tạo sự mềm mại và tránh làm cho căn phòng bí bách. Ngoài ra còn cho mình dễ dàng thay đổi và di chuyển dễ dàng tạo sự linh động cho căn phòng.

Dùng ốp trần:

Ngoài ốp tường và làm vách ngăn ra người ta còn dùng các tấm nhựa để làm vật liệu ốp trần để chống ẩm, ngăn chặn các sự phá hoại của mối mọt, côn trùng cho căn phòng.

Tấm nhựa ốp trần giúp chống ẩm mốc, mối mọt, côn trùng

   3. Các bước thi công tấm ốp nhựa cho tường

  • Các bước chuẩn bị:

Để tiến hành các bước thi công tấm ốp nhựa cho tường thì trước tiên chúng ta phải đáp ứng được vấn đề tiên quyết là đầy đủ vật liệu thi công, sau đó mới dựa vào tính toán và thực hiện các bước thi công.

Trong thi công tấm ốp nhựa cho tường thường có các vật liệu sau đây:

  • Thứ 1: Mặt bằng: Yêu cầu mặt bằng để thi công phải bằng phẳng, có độ cứng đảm bảo chắc chắn để phục vụ cho thi công an toàn và bền.
  • Thứ 2: Vật liệu: Cần chuẩn bị tấm ốp nhựa, xương nhựa, phào chân tường, phào trần, nẹp góc.
  • Thứ 3: Vật liệu phụ trợ: Ngoài vật liệu chính ra cần phải chuẩn bị keo, đinh vít, hèm khóa.
  • Thứ 4: Xốp cách âm (nếu là ốp nhựa đặc vân gỗ không cần)
  •  Các bước thi công tấm ốp nhựa cho tường

Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu thì mình sẽ bắt đầu tiến hành các bước thi công tấm ốp nhựa cho tường theo quy cách chuẩn để mang lại hiệu quả cho công trình không chỉ đúng, đẹp mà còn phải bền.

Bước 1: Tiến hành đo đạc diện tích bức tường bằng thước (thường là thước dân hoặc thước laze)

Để tiến hành thi công cần phải tiến hành đo đạc diện tích của khu vực thi công là điều đầu tiên cần phải làm. Đối với thi công tấm ốp nhựa cho tường cũng vậy, phải tiến hành đo đạc để lên kế hoạch và chuẩn bị vật liệu cho đúng với kích thước để tránh bị nhầm lẫn làm ảnh hưởng tới thi công.

Người ta thường dùng thước dây hoặc nếu hiện đại hơn thì dùng thước laze để đo đạc kích thước cũng như các khu vực sẽ ốp tường rất tỉ mỉ để đảm bảo ốp tấm nhựa vào sẽ khớp và thẩm mỹ.

Bước 2: Tiếp đến là đánh dấu các vị trí ốp tường chính xác

Như đã nói ở trên khi thi công tấm ốp nhựa vào tường cần phải chỉn chu và tỉ mỉ để mang lại hiệu quả và thẩm mỹ cho người xem. Người ta thường dùng keo silicon chuyên dụng cho thi công để cố định tấm đầu tiên vào tường để tạo điểm chắc chắn để sau đó tiến hành lắp đặt ốp cho phù hợp.

  • Đầu tiên chúng ta phải tiến hành cắt các thanh nhựa tương ứng với kích thước đã đo và tiến hành cắt bằng máy cắt để tránh bị lệch.
  • Sau khi hoàn thành xong phần cố định thì chúng ta bắt đầu tạo dựng khung và chuẩn bị tiến hành bắt cố định cho các tấm ốp.(hình)

Bước 3: Sử dụng đinh không mũ cố định tấm nhựa lên tường

Mỗi vị trí bắn đinh phải tiến hành đo đạc cho chính xác để bắn ốc cố định vào khung xương vì điều này sẽ ảnh hưởng tới việc ốp nhựa vào vách và cố định được tấm nhựa ốp tường để đảm bảo sự chắc chắn cho thi công.

Bước 4: Lắp khóa hèm cho tấm ốp nhựa đầu tiên

Tiếp đến là tiến hành lắp khóa hèm cho tấm ốp tường đầu tiên sao cho cố định và chắc chắn, sau đó sử dụng đinh vít để bắn trực tiếp vào tường để cố định tấm đầu tiên. Bình thường người sẽ sử dụng từ 3 – 4 hèm khóa cho mỗi tấm ốp nhựa để đảm bảo sự chắc chắn và bằng phẳng giữa các tấm ốp nhằm tăng tính thẩm mỹ cho tường.

Bước 5: Ốp tấm tiếp theo

Sau khi cố định xong tấm ốp nhựa đầu tiên lên tường, ta tiến hành ốp tấm tiếp theo vào khung xương nhựa đã được cố định sẵn. Người ta thường dùng kẹp P – 638 hoặc keo Tile bond để cố định. Những bước đầu tiên, chúng ta phải quét phủ một lớp keo đều lên bề mặt của các thanh xương nhựa và ốp tấm nhựa tiếp theo đó lên nên giữ một lúc để cho tấm nhựa không bị di chuyển lệch đi nhằm tránh mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới bố cục các tấm ốp tường tiếp theo.

Bước 6: Uốn tấm ốp nhựa 90 độ theo các rãnh gấp tại các vị trí góc

Nên cẩn thận sử dụng ốp nhựa chân tường vào đúng vị trí sao cho không bị lộ điểm nối. Nên uốn tấm ốp theo rãnh gấp tại các vị trí cạnh tường, góc tường và cố định bằng keo silicon để đảm bảo chắc chắn cho tường.

Hi vọng với bài viết Archomes chia sẻ này sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức thi công tấm ốp nhựa cho căn phòng nhà bạn thêm sạch sẽ, gọn gàng và tiết kiệm chi. Cũng như mang lại hơi hướng hiện đại cho căn phòng bằng màu sắc, hoa văn của các tấm ốp nhựa mang lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *